Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

ĐIỀU 78 :

“Sự thành công của một kiệt tác không nằm quá nhiều vào những sai sót — Sự thực là chúng ta khoan dung với cả những lỗi lầm lớn nhất trong số đó — mà nằm ở sự thuyết phục lớn lao trong tâm trí rằng nó nắm vững hoàn toàn quan điểm của mình.”



ĐIỀU 79 : Luôn nhớ đặt thang thoát hiểm ở hai phía đối diện của công trình, thậm chí ở ngay bước đầu tiên của quá trình thiết kế.

Luôn nhớ đặt thang thoát hiểm ở hai phía đối diện của công trình, thậm chí ở ngay bước đầu tiên của quá trình thiết kế. Rất dễ có ý nghĩ rằng Kiến Trúc Sư có nhiều mối quan tâm lớn hơn là thang thoát hiểm nhưng chúng có mối liên quan mật thiết tới mọi hoạt động trong tòa nhà. Nếu bạn không đưa những ghi nhận về sự an toàn của vào quá trình thiết kế, bạn đừng mong rằng có thể bảo vệ đựơc những điều “ kém hấp dẫn ” trước hội đồng và giám khảo.


ĐIỀU 80 : CÁC TIÊU ĐỀ BẢN VẼ COOL CHO THIẾT KẾ SƠ PHÁC!!

Sử dụng bút Marker sáng màu với đầu bút to để viết chữ kiến trúc; sau đó viền bóng với bút đen nhỏ.


ĐIỀU 81 : CÁCH NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ ĐỨNG (CHUẨN) LÀ CÓ XU HƯỚNG NHƯ MẤT KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH NÀY.

Quá trình thiết kế thường được cấu trúc và phương pháp hóa, nhưng nó không phải là quá trình kĩ thuật. 

Quá trình kĩ thuật đã xác định truớc sản phẩm đầu ra, nhưng quá trình sáng tạo là nỗ lực đạt được cái gì đó mà chưa từng tồn tại truớc đây. Trở thành thiên tài sáng tạo nghĩa là bạn không biết mình đang đi đâu, cho dù bạn có trách nhiệm dẫn dắt quá trình này, điều này yêu cầu khác với quá trình kiểm soát quản trị thông thường; một sợi dây ràng buộc nhịp nhàng cần hỗ trợ.

 Cam kết quá trình thiết kế với sự kiên nhẫn, đừng sao chép sự miêu tả của quá trình sáng tạo như sự phụ thuộc vào sự gấp gáp hỗn loạn, đơn lẻ của cảm hứng. Đừng cố gắng giải quyết tổ hợp công trình tại một chỗ hay trong một tuần. Chấp nhận sự không chắc chắn. Công nhận một điều bình thường rằng cảm giác mất phương hướng khi tham gia quá sâu vào quá trình thiết kế. Đừng tìm cách “ trấn an” sự lo lắng của bạn bằng cách “ kết hôn ” vội vã với một giải pháp thiết kế nào đó; đơn “ li dị ” cũng sẽ được viết ngay sau đó thôi. :)





Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

ĐIỀU 82 : PHONG CÁCH KIẾN TRÚC THỰC SỰ KHÔNG ĐẾN TỪ NỖ LỰC VÀO MỘT CÁI NHÌN CỤ THỂ. NÓ LÀ KẾT QUẢ GIÁN TIẾP – THẬM CHÍ TÌNH CỜ – BÊN NGOÀI QUÁ TRÌNH TỔNG THỂ.

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC THỰC SỰ KHÔNG ĐẾN TỪ NỖ LỰC VÀO MỘT CÁI NHÌN CỤ THỂ. NÓ LÀ KẾT QUẢ GIÁN TIẾP – THẬM CHÍ TÌNH CỜ – BÊN NGOÀI QUÁ TRÌNH TỔNG THỂ.
Người thợ xây một công trình phong cách thuộc địa Mỹ năm 1740 không nghĩ – như chúng ta ngày nay – là: “ Tôi thực sự thích phong cách Thuộc địa, tôi sẽ xây một công trình như thế ”.
 Hơn thế, những ngôi nhà được xây dựng một cách hợp lí, với vật liệu và công nghệ thích hợp, với cái nhìn thích hợp với tỷ lệ, quy mô hài hòa. Cửa sổ thời thuộc địa nhỏ, nhiều tấm kính không phải bởi vì nó mong muốn mang phong cách thuộc địa, mà bởi vì công nghệ thời đó chỉ sản xuất và vận chuyển những tấm kính nhỏ với kích thước cố định.


Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

ĐIỀU 83 : TẤT CẢ THIẾT KẾ PHẢI PHẢN ÁNH TINH THẦN CỦA THỜI ĐẠI

TẤT CẢ THIẾT KẾ PHẢI PHẢN ÁNH TINH THẦN CỦA THỜI ĐẠI

ZEITGEST là một từ tiếng Đức, nghĩa là tinh thần của thời đại. 

 ZEIGEST nghĩa là những quan niệm và sự nhạy cảm chủ đạo của thời đại, tâm trạng chung của con nguời, đặc điểm chung của những cuộc tranh luận công cộng, gia vị của cuộc sống thường ngày, các khuynh hướng trí tuệ và những thành kiến nằm duới nỗ lực của con người.
 Bởi vì “ tinh thần của thời đại ”, mà những xu hướng song song ( không hoàn toàn giống hệt ) cũng xảy ra trong văn học tôn giáo, khoa học, nghệ thuật và các hoạt động sáng tạo khác. Có thể liệt kê một vài xu hướng ở phương Tây như sau:

- CỔ ĐẠI : chấp nhận sự thật dựa trên huyền thoại



- CỔ ĐIỂN HY LẠP : giá trị hóa trật tự, định hướng và dân chủ.


- TRUNG ĐẠI : sự lấn át sự thật của tôn giáo có tổ chức.


- PHỤC HƯNG : sự gắn kết hoàn toàn giữa khoa học và nghệ thuật.


- HIỆN ĐẠI : sự hấp dẫn của sự thật được vén màn bởi các phương pháp khoa học.


- HẬU HIỆN ĐẠI : khuynh hướng giữ sự thật một cách tương đối và không thể nhận biết được.
   

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

ĐIỀU 84 : HAI QUAN ĐIỂM CỐT LÕI CỦA KIẾN TRÚC LÀ SỰ TRUNG THỰC VÀ TƯỜNG THUẬT

Kiến trúc là một bài tập của sự trung thực. Một công trình “chuẩn ” có trách nhiệm với kiến thức tổng thể và hoàn toàn trung thực trong sự diễn tả công năng và vật liệu của nó.
 – Kiến trúc là bài tập của sự tường thuật. Kiến trúc là một phương tiện để kể một câu chuyện, là cái nền để đặt lên những huyền thoại xã hội, một sân khấu cho nhà hát của cuộc sống hàng ngày.


ĐIỀU 85 : ĐỪNG VẼ CẢ BỨC TƯỜNG VỚI TỪNG VIÊN GẠCH MỘT HAY TỪNG VIÊN NGÓI TRÊN MÁI NHÀ

Nhẹ nhàng gợi lên chút chất lượng của vật liệu hơn là vẽ chúng 
một cách đầy đủ. 

Bản vẽ kiến trúc, dù là vẽ tay hay vẽ máy, sẽ giống như trong hoạt hình, nếu bạn vẽ chúng nhu thật. 

Lựa chọn những gợi ý làm gợi lên chất liệu của của vật liệu.

Đừng vẽ cả bức tường với từng viên gạch một, hay từng viên ngói trên mái nhà
  


ĐIỀU 86 : QUẢN LÍ CÁI TÔI CỦA BẠN!


Nếu bạn muốn được ghi nhận là đã thiết kế một công trình tốt, hay thậm chí “ vĩ đại ”, hãy quên bạn muốn công trình thế nào mà thay vào đó hãy hỏi “ công trình muốn trở thành cái gì??”. Một vấn đề thiết kế được thể hiện trong chính bản thân nó: nhu cầu của khách hàng, sự tự nhiên của khu đất, sự thực tế
của chương trình… Những nhân tố chỉ hướng tới một trật tự rõ ràng mà phải được nhận thức trước khi “ tự diễn tả ” có thể đi vào quá trình thiết kế. Nỗ lực để thích nghi và thể hiện mối quan tâm tổng thể trong công việc. Những yêu cầu nhân văn cho ý nghĩa.


ĐIỀU 87 : CÁC KHU VỰC ĐƯỢC NEO GIỮ CẨN THẬN CÓ THỂ TẠO RA MỘT NỘI THẤT CÔNG TRÌNH TÍCH CỰC.


Những cái neo” là những yếu tố vốn là đã thu hút mọi người chú ý tới chúng. Ví dụ, bộ phận kho hàng về nhu cầu thiết yếu, đặt ở cuối góc khu thƣơng mại vì nó thu hút rất nhiều khách. Liệu có cơ hội nào để neo giữ trong đồ án của bạn?
- Đặt lối vào và tủ đồ của phòng tập thể dục ở hai phía đối diện.
- Đặt bàn đăng kí và thang máy trong khách sạn xa nhau hơn một chút so với hiệu quả của nó.
- Đặt lối vào của gara đỗ xe và hành lang văn phòng ở một khoảng cách lớn hơn khoảng cách có thể được coi là lí tưởng.
Trong những không gian ở giữa đó, sáng tạo những trải nghiệm kiến trúc cho những khán giả bị “dẫn dắt” của bạn.




ĐIỀU 88 : CÂN BẰNG CỦA TỔNG THỂ KHÔNG GIAN

  
 Một vật thể, mặt phẳng hoặc không gian sẽ cảm thấy cân bằng hơn hoặc mang tính tổng thể hơn khi có một trục thứ hai chạy đối lập với hình học cơ bản ban đầu.
 Ví dụ : Cắt hình chữ nhật thành những đoạn ngắn theo trục dài. Chia hình tròn theo trục hướng tâm chứ không đồng tâm.





ĐIỀU 89 : NHỮNG CÔNG TRÌNH THỂ HIỆN ĐƯỢC KẾT CẤU VĂN HÓA CỦA XÃ HỘI

Những công trình khung cảnh, hay những công trình nền có một số lượng nhiều hơn của thành phố. Công trình biểu tượng hoặc phía trước có tầm quan trọng khác thường.




Những công trình nền là những công trình đƣợc sử dụng cho mục đích ở hoặc thƣơng mại thông thƣờng. trong những thành phố thành công, những công trình định hình một bề mặt vật lí mạch lạc mà gợi ý một kết cấu xã hội nằm bên dƣới. Những công trình biểu tƣợng là nhà thờ, đền thờ, công trình hành chính, tƣợng đài công cộng…Chúng có xu hƣớng đứng nhẹ nhàng hoặc kịch tính tách ra khỏi ngữ cảnh của chúng.

ĐIỀU 90 : CÁCH SỬ DỤNG BẢN VẼ


Cuộn tròn bản vẽ khi vận chuyển hoặc cất giữ với hình ảnh quay ra ngoài. 
Điều này giúp đặt bản vẽ lên bàn hoặc đính lên tường đƣợc dễ dàng hơn.

ĐIỀU 91 : XÂY DỰNG BỨC TƯỜNG THÀNH PHỐ.



Khi thiết kế một công trình “ hoàn thiện đô thị ”, đặt mặt tiền của nó về phía ưu tiên của đường phố, trừ khi có lí do “ hấp dẫn” để làm khác. Nhất là, điều này có thể hấp dẫn nhƣ nhiều Kiến Trúc Sư hiện đại để khác biệt hóa công trình của mình bằng cách quay lưng lại đƣờng phố, nhưng cuộc sống đường phố được mong chờ một cách gần gũi, đi bộ được và trực tiếp liên hệ. Thiết kế công trình quay lưng lại đường dạo khiến chúng khó tiếp cận bởi khách qua đường, làm giảm giá trị kinh tế của kinh doanh tầng một, và làm yếu đi sự định nghĩ không gian của đường phố.



ĐIỀU 92 : HÃY LUÔN THIẾT KẾ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓTRONG VIỆC GHI NHẬN NÓ TRONG NGỮ CẢNH LỚN HƠN CỦA NÓ


“ Hãy luôn thiết kế một điều gì đó trong việc ghi nhận nó trong ngữ cảnh lớn hơn của nó – một chiếc ghế trong một căn phòng, một căn phòng trong một căn nhà, một căn nhà trong một ngữ cảnh, một ngữ cảnh trong tổng thể thành phố. “
 _ ELIEL SAARINEN _

ĐIỀU 93 : NHỮNG CƠ CHẾ CƠ BẢN ĐỂ CHÍNH QUYỀN QUY ĐỊNH THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH LÀ : LUẬT QUY HOẠCH, QUY CHUẨN XÂY DỰNG VÀ QUY CHUẨN TIẾP CẬN.


LUẬT QUY HOẠCH thông thường đề cập đến cách công trình liên hệ với môi trƣờng xung quanh nó. Chúng thường quy định chiều cao, mật độ, kích thước lô đất, khoảng lùi từ chỉ giới đường đỏ, và bãi đỗ xe.. của khu dân cư, thương mại, công nghiệp..

QUY CHUẨN XÂY DỰNG cơ bản liên quan đến việc công trình hoạt động thế nào. Chúng quy định những điểm cơ bản như vật liệu xây dựng, diện tích sàn. (lớn hơn cho vật liệu khó cháy hơn), chiều cao (cao hơn cho vật liệu khó cháy hơn), sử dụng năng lượng, hệ thống phòng cháy, chiếu sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên và những thứ liên quan như vậy.



 QUY CHUẨN TIẾP CẬN dùng cho những công trình thiết kế cho ngƣời tàn tật. Chúng quy định đường dốc, thang, tay vịn, thiết bị toilet, kí hiệu, chiều cao của mặt bàn và công tắc, và các tính năng khác. Tiêu chuẩn quốc gia (Mỹ) là ADA. Hầu hết năm mươi bang ( Mỹ) đều có quy chuẩn tiếp cận riêng.

ĐIỀU 94 : MỘT CON VỊT LÀ MỘT CÔNG TRÌNH THÌ ĐÚNG LÀ THẾ THEO NGHĨA ĐEN

Một con vịt là một công trình thì nó đúng là thế theo nghĩa đen.






( ND : Nghĩa là đừng có vẽ 1 cái giỏ hàng không lồ và bảo đó là công trình thiết kế, nó chẳng có tí ý nghĩa kiến trúc nào cả.)



ĐIỀU 95 : THÔNG ĐIỆP ĐƯỢC TRUYỀN TẢI BỞI BIỂU TƯỢNG TRÊN KIẾN TRÚC


Một nhà kho được trang trí là một dạng hình thức xây
dựng thông thường để truyền tải ý nghĩa thông qua kí 
hiệu hoặc trang trí kiến trúc.




ĐIỀU 96 : KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI NGƯỜI VÀO CÁC MÙA LÀ KHÁC NHAU


Khoảng cách giữa hai người vào mùa hè là 22 inches – 55.88 cm. 
Khoảng cách giữa hai ngƣời vào mùa đông là 24 inches – 60.96 cm. 
1 inches = 2.54 cm.


ĐIỀU 97 : NHỮNG GIỚI HẠN KHUYẾN KHÍCH SÁNG TẠO


Đừng bao giờ phàn nàn về những giới hạn của vấn đề thiết kế – một khu đất quá nhỏ, một địa hình không thuận lợi, một không gian quá dài, một bảng vật liệu không quen thuộc, các yêu câu trái ngược từ khách hàng.... trong những giới hạn chính là giải pháp cho vấn đề!

 Một khu đất dốc, giật bậc khiến khó khăn cho một công trình thông thường? Vậy hãy tạo một liên hệ không gian theo chiều đứng với một cầu thang, một đường dốc hay một sảnh thú vị. Một bức tường xấu xí cũ kĩ quay về công trình của bạn? Tìm cách tạo một khung nhìn của nó, biến nó thành thành thú vị và đáng nhớ. Bạn được yêu cầu thiết kế một công trình, một căn phòng trong một khu đất chật hẹp và quá dài?Hãy biến bố cục tỷ lệ này thành một hành trình thú vị với một sự nghỉ ngơi tuyệt vời ở điểm cuối.

ĐIỀU 98 : KHỦNG HOẢNG ĐƯỢC TẠO BỞI NGUY HIỂM VÀ CƠ HỘI


      Trong tiếng trung Quốc,
từ “khủng hoảng ”tạo bởi hai từ “ nguy hiểm” và “cơ hội “. 
Một vấn đề thiết kế không phải là cái gì có thể vượt qua mà là một cơ hội để chấp nhận. Giải pháp thiết kế tốt nhất không khiến vấn đề biến đi, mà nó chấp nhận vấn đề rắc rối là tình trạng cần thiết của thế giới.
Thông thường chúng ít ỏi hơn so với một phát biểu hùng hồn của rắc rối




ĐIỀU 99 : HÃY LÀM MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ!


Khi một vấn đề thiết kế quá nặng nề đến mức gần như tê liệt, 
đừng đợi mới thứ rõ ràng hơn mới bắt đầu vẽ. 
Vẽ không chỉ đơn giản là cách để miêu tả giải pháp thiết kế;
bản thân nó là cách học hỏi về vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết.

ĐIỀU 100 : HÃY ĐẶT CHO NÓ MỘT CÁI TÊN!




    Khi bạn khởi động với một concept, parti, hoặc một ý tưởng bơ vơ nào đấy, hãy cho nó một cái tên:  Hạt dẻ cắn nửa, lập phương xói mòn,
 hội nghị những người lạ,… 
 hay những cái biệt danh khác tương tự giúp bạn giải thích với bản thân cách bạn sáng tạo ra chúng. 
Khi quá trình thiết kế tiến triển và mạnh hơn bề mặt khái niệm,
 hãy cho phép một cái tên mới xuất hiện và cái tên cũ ra dìa.



ĐIỀU 101 : KIẾN TRÚC SƯ LÀ BÔNG HOA NỞ MUỘN !


Hầu hết các Kiến Trúc Sư đạt bước tiến bộ trong chuyên môn khi đạt độ tuổi khoảng năm mươi. 
Có thể không có một nghành nghề nào yêu cầu một ngườ tích hợp một phạm vi kiến thức rộng lớn như thế vào một cái gì đó cụ thể và chính xác. 
Một Kiến Trúc Sư phải có kiến thức về lịch sử, nghệ thuật, xã hội học, vật lí, tâm lí học, vật liệu học, biểu tượng học, tiến trình chính trị, và nhiều lĩnh vực không đếm được, và sáng tạo công trình đáp ứng được các quy chuẩn xây dựng, tránh được thời tiết, chống lại động đất, có hệ thống thang máy và kĩ thuật phức tạp, và thỏa mãn công năng phức tạp và nhu cầu cảm xúc của người sử dụng. Học cách tích hợp tất cả các mối quan tâm này vào một sản phẩm gắn kết cần một thời gian lâu dài, với rất nhiều thử nghiệm và sai lầm trong đó.
 Nếu bạn định tiếp tục trên con đường kiến trúc, thì đó là một hành trình dài. Nó xứng đáng như thế!


Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

NHỮNG ĐIỀU TRƯỜNG KIẾN TRÚC KHÔNG DẠY BẠN


Sáu năm sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc của Đại học Công nghệ Sydney (Úc) với tấm bằng loại ưu, Linda Bennet chia sẻ những điều không đến từ sách vở mà do cô tự rút ra khi còn ngồi trên giảng đường.Kinh nghiệm này đã giúp cô đạt điểm cao nhất trong các môn lịch sử, lý luận, xây dựng, thực tiễn thiết kế và giành học bổng học tiếp ở Los Angeles (Mỹ).
1. Thắng thua không quan trọng
Một khi bạn ngừng chú tâm vào việc người khác làm hay nghĩ gì, bạn sẽ tập trung vào chiến lược và giá trị của từng thiết kế của mình. Hãy lập ra những tiêu chuẩn và thước đo cho riêng mình hơn là quan tâm đến những kỳ vọng mà người khác áp đặt lên bạn. Sắp xếp tác phẩm của mình và tìm những diễn đàn uy tín để trình bày ý tưởng, nhận lấy ý kiến đóng góp và phát triển. Hãy luôn hài lòng với thành quả đạt được, đừng xem trọng điểm số và những người xung quanh. Kiến trúc ngày nay thú vị một phần là do mỗi cá nhân có thể đóng góp cảm nhận, biện luận và phương pháp độc đáo của riêng mình.
2. Giáo viên là khách hàng
Giống như khách hàng, giáo viên cần được nhìn, hiểu và tin vào giải pháp và quá trình thiết kế của bạn. Bạn cần có khả năng thuyết phục giáo viên rằng thiết kế của bạn đã được cân nhắc cẩn thận và bám sát yêu cầu bản tóm tắt. Trong một cuộc thi thiết kế, công ty truyền đạt ý tưởng tốt nhất bằng nhiều phương tiện thường trúng thầu. Tương tự, sinh viên truyền đạt được ý tưởng tốt nhất trong trường kiến trúc có cơ hội đạt điểm số cao.
3. Giữ vững động lực
Giáo viên cần thấy tiến bộ của sinh viên qua từng tuần. Bạn cần bắt đầu triển khai thiết kế từ ngày đầu tiên và giữ vừng phong độ như thế. Những đề án thành công thường không phải được hoàn thành chỉ sau một đêm. Nếu không có động lực, sinh viên sẽ không thể đạt được kết quả đặt ra, đòi hỏi sự cân nhắc sâu sắc và quy trình liên tục. Động lực còn giúp loại bỏ những thay đổi trong thiết kế vào phút chót, thường đem lại rủi ro hơn thành công.
4. Phá vỡ quy tắc
Một bản thảo thiết kế thường có nhiều quy tắc: “Căn nhà phải cao hai tầng”, “Bạn phải xây cách mặt đường 6m”. Tuy nhiên, nếu bạn có giải pháp tốt hơn, hãy phá vỡ hay thương thảo quy tắc với khách hàng. Tuy nhiên, phải luôn phải hiểu tại sao vì sự tò mò sẽ dẫn đến khám phá mới. Hãy nghĩ xem công trình kiến trúc sẽ ra sao nếu được thực thi theo hướng ngược lại. Nếu biết cách phá vỡ quy tắc đúng chỗ, có lẽ thiết kế của bạn sẽ trở nên khác biệt với người khác hay trở thành đề tài thảo luận để học hỏi thêm. Trong thực tế, nhiều kiến trúc sư như Bernard Tschumi, Arakawa và Gins đã phá vỡ luật lệ, sắp xếp lại logic truyền thống, chỉ ra vấn đề từ lối mòn trong suy nghĩ và giới thiệu giải pháp thiết kế mới.
5. Tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau
Nên tìm những người có sức ảnh hưởng hay có thể cho bạn lời khuyên đến từ những ngành khác ngoài kiến trúc. Bạn sẽ học hỏi được nhiều góc nhìn và lối suy nghĩ khác nhau, áp dụng lại cho ngành kiến trúc, tạo ra một diễn đàn rộng và thu hút để thảo luận và đàm phán. Theo học những khóa như nhân chủng học, sinh học hay làm đồ gốm sẽ giúp bạn mở rộng kỹ năng, tiềm năng và cách nghĩ về ngành học bạn đang theo đuổi.
6. Giữ vững lý lẽ và quyết tâm
Những kiến trúc sư làm thay đổi cuộc chơi là những người biện luận mạnh mẽ cho lý lẽ của mình và có quyết tâm rõ ràng. Để bênh vực những điều họ tin tưởng, họ không đứng trước chiếc xe mà ngồi sau vôlăng. Ở một thời điểm nào đó, sinh viên kiến trúc thường cảm thấy nặng nề, chán nản những gì mình làm. Đó là lúc dừng lại, tự hỏi tại sao và đánh giá lại. Đừng nghĩ rằng bạn làm việc vì bạn bắt buộc như thế, mà là vì bạn muốn làm. Hãy để cho thái độ mạnh mẽ của bạn tạo cảm hứng và vực dậy những người xung quanh.
7. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Công cụ, kỹ thuật và phương pháp giao tiếp sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng truyền đạt ý tưởng thiết kế của bạn. Cần phát triển kỹ năng giao tiếp bằng thị giác, ngôn ngữ nói và viết. Kiến trúc sư Bjarke Ingels lý giải nguyên nhân thắng một cuộc thi kiến trúc là vì ông là một người có tính hướng ngoại. Ông đã thành công trong việc truyền đạt ý tưởng, cách tiến hành và giải pháp qua cách kể chuyện xúc tích, nhẹ nhàng. Khả năng truyền tải ý tưởng của bạn là búa và đục trong tay!
8. Xây dựng những mối quan hệ hữu ích
Những mối quan hệ bạn xây dựng được trong và ngoài trường học là bước đầu trong việc định hình tầm nhìn và tìm ra lối đi trong ngành kiến trúc. Nhiều đối tác kiến trúc là bạn học của nhau từ thời đại học. Hãy xem những người bạn gặp ở trường là mối liên hệ triển vọng cho tương lai. Tìm hiểu về những sự kiện đang diễn ra trong trường, tham gia và làm quen với những người trong các lĩnh vực. Nói chuyện với càng nhiều người càng tốt để mở rộng cửa cho các cơ hội phát triển và tìm kiếm bạn bè, đối tác mới cho nghề nghiệp của mình.
9. Học cách quản lý dự án
Kiến trúc sư cần phải là những nhà quản lý tốt. Kiến trúc là một ngành bao gồm cả định tính và định lượng. Không bao giờ có đích đến vì ai cũng muốn thiết kế của mình hoàn hảo và luôn ao ước được làm bằng cách này hay cách khác. Theo nguyên lý Parkinson, một nhiệm vụ được xem là quan trọng hay phức tạp tỉ lệ thuận với thời gian được giao để hoàn thành nó. Hiểu được mức độ quan trọng của một công việc cho phép bạn chia thời gian tập trung vào những thứ cần thiết và đưa ra những quyết định đúng đắng đề đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc, phương thức để đạt được lợi ích tối đa.
10. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào kết quả
Nhiều sinh viên thường giới hạn dự án của mình bằng cách tiên đoán kết quả thiết kế quá sớm khi còn trong quá trình thực hiện. Nếu bạn quá chú tâm và một kết quả có sẵn, bạn tự tách mình khỏi cơ hội khám phá những gì bạn không đoán trước được. Ngược lại, nếu bạn để mình tự khám phá và nắm bắt chuỗi sự kiện tình cờ xảy ra, bạn sẽ trở nên thấu đáo và phát triển trực giác và linh cảm của mình.
Có thể bạn sẽ bất ngờ về sản phẩm độc đáo mình làm ra và trở nên hài lòng hơn với bất kỳ điểm số nào. Hãy tự tìm ra đường đi của mình, gắn bó và chủ động vì không ai có thể chỉ bạn câu trả lời. Chính bạn phải khám phá và tạo ra đáp án. Kiến trúc hấp dẫn bởi nó đầy tính bất ngờ.